Sơ lược về CRM - Đối tượng sử dụng phần mềm CRM

8 tháng 10, 2021 by

Sơ lược về CRM - Đối tượng sử dụng phần mềm CRM

Phần mềm CRM là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất về quan hệ khách hàng mà mọi doanh nghiệp luôn muốn sở hữu và ứng dụng nó, tuy nhiên nhiều người vẫn còn mơ hồ rằng những ai có thể sử dụng hệ thống CRM. Mặc dù đang được đánh giá rất cao, nhưng liệu rằng sự hiểu biết của bạn về phần mềm CRM là như thế nào? Vậy bài viết này sẽ giúp bạn biết sơ lược về CRM? Đối tượng nên sử dụng phần mềm CRM?

Sơ lược về phần mềm CRM

1. CRM là gì?

Để biết rằng doanh nghiệp mình có nên sử dụng phần mềm CRM không? Điều quan trọng nhất là bạn phải biết thuật ngữ CRM đang hiện diện cho điều gì?

CRM hay được biết đến với tên đầy đủ là: “Customer Relationship Management” tạm dịch là quản lý quan hệ khách hàng. Có thể hiểu đơn giản phần mềm CRM sẽ giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động tương tác, chăm sóc với khách hàng, một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng để giảm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách củng cố sự hài lòng của khách hàng và lòng trung thành.

Xem thêm: khái niệm CRM, lý do doanh nghiệp sử dụng phần mềm CRM?

Sơ lược về phần mềm CRM

2. Mục đích của CRM

Khởi đầu từ ý tưởng giúp các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực (con người và công nghệ), thấu hiểu thái độ, thói quen của khách hàng, nhận biết giá trị của từng phân khúc khách hàng. Với sự hỗ trợ tối ưu của phần mềm CRM, doanh nghiệp có thể:

  •  Cung cấp cho khách hàng các dịnh vụ tốt hơn

  •  Nâng cao hiệu quả của trung tâm hỗ trợ khách hàng

  •  Trợ giúp nhân viên bán hàng thực hiện đơn hàng một cách nhanh nhất

  •  Đơn giản hoá tiến trình tiếp thị và bán hàng

  •  Phát hiện các khách hàng mới

  •  Tăng doanh thu từ khách hàng

3. Lợi ích của phần mềm CRM  mang lại cho doanh nghiệp

  • Loại bỏ hoạt động không hiệu quả trong quy trình kinh doanh

  • Lưu trữ thông tin chi tiết về khách hàng tập trung, nhất quán

  • Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

  • Hỗ trợ mạnh mẽ cho các chiến dịch marketing

  • Chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn, không bỏ quên khách hàng

  • Tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí và thời gian xử lý công việc

    Phần mềm CRM Odoo - tạo báo giá cho khách hàng
    4. Tính năng cơ bản của phần mềm CRM

    • Tính năng quản lý khách hàng

    • Tính năng dự báo

    • Tính năng tích hợp

    • Tính năng quản lý liên lạc

    • Tính năng cập nhật và lưu trữ

    • Tính năng thảo luận

    Xem thêm: chi tiết về những tính năng trên

    Đối tượng sử dụng phần mềm CRM ?

    1. Người quản trị hệ thống

    • Tạo cơ sở dữ liệu, cài đặt hệ thống CRM

    • Thiết lập cấu hình hệ thống, cài đặt tham số hệ thống

    • Thiết lập phân nhóm, người sử dụng

    2. Nhà quản lý

    • Thống kê, theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

    • Thiết lập các chiến dịch quảng cáo, marketing,...

    • Xem báo cáo công việc của nhân viên và theo dõi quá trình làm việc của từng nhân viên.

    3. Nhân viên.

    • Nhập đầy đủ, đúng thông tin khách hàng tiềm năng(người mua), tổ chức, người liên hệ

    • Lập kế hoạch công việc hàng ngày phải làm

    • Tạo và theo dõi các cơ hội bán hàng

    • Quản lý email

    • Tạo báo giá khách hàng

    • Đơn đặt hàng

    • Hợp đồng

      Phần mềm CRM Odoo -  tạo cơ hội cho sales
      Xem thêm: giải pháp quản lý chăm sóc khách hàng

    Cơ chế hoạt động của CRM:

    Hoạt động của CRM sẽ có 5 điểm chính xoay quanh thành 1 vòng tròn khép kín và có thể bắt đầu ở bất kỳ điểm nào cũng được (Nên nhớ là lấy khách hàng làm trung tâm).

    1. Sales: đây được xem là nhiệm vụ chính của CRM, ngoài nghiệp vụ bán hàng thì còn có các công việc bổ trợ như: Giao dịch, nhãn thư, email, báo giá, lịch hẹn, hợp đồng, xuất hàng, thu tiền … 

    2. Marketing: Thành lập các kế hoạch Marketing khi đã có khách hàng mua SP của chúng ta với mục đích lôi kéo khách hàng mua tiếp sản phẩm của công ty. 

    3. Service: Chăm sóc khách hàng mua SP của cty, bằng việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng như: tặng quà nhân ngày thành lập công ty, 14/2, 8/3, 20/11 …với tiêu chí thu hút khách và có những lần mua hàng tiếp theo.

    4. Analysis: Tạo lập một danh sách khách hàng mục tiêu hay những khách hàng đã mua SP của công ty (Khách hàng đã thực hiện bất kỳ giao dịch nào). Phần phân tích sẽ được coi là yếu tố tiên quyết cho những công việc Sales, marketing, Service tiếp theo như phân tích theo độ tuổi, vùng miền, sản phẩm nào bán chạy, thời điểm. Nói chung phân tích tất cả những gì mà nhân viên sử dụng phần mềm CRM muốn.

    5. Collaborative: Duy trì mức độ thân cận với khách hàng (phone, email, fax, web, sms, post, in person). CRM giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng thông qua tất cả các kênh (liên hệ trực tiếp, thư từ, fax, điện thoại, web, email) và phối hợp linh hoạt giữa nhóm nhân viên với các kênh khách hàng. Collaborative CRM là một giải pháp gắn liền giữa con người, quy trình và dữ liệu lưu thông với nhau để các doanh nghiệp có thể phục vụ và giữ khách hàng của mình được tốt hơn.

      Phần mềm CRM Odoo - Biểu đồ đo lường cơ hội khách hàng

    Để sử dụng CRM hiệu quả, yếu tố xây dựng quy trình bên ngoài tốt là không thể thiếu cho sự nên thành công khi ứng dụng phần mềm CRM. Chúng ta có thể bắt đầu ở bất kì vị trí nào trong 5 bước trên nhưng việc quan trọng là khả năng thành công phụ thuộc vào lãnh đạo ở mỗi công ty là rất cao.

    Nếu bạn muốn được trải nghiệp dịch vụ phần mềm CRM cùng Cloudmedia thì đừng ngần ngại:

    Tìm hiểu thêm qua: https://erp.cloudmedia.vn/cung-cap-giai-phap-nhan-su-ao-tao-su-dung-erp-odoo

    Hoặc nhấn nút "đăng ký" bên dưới để được tư vấn kĩ hơn.


    Đăng ký


      Bài viết liên quan
      Đăng ký tư vấn
      Theo dõi zalo oa